Đèn thả trần trang trí cho không gian sinh động, sang trọng

Sử dụng loại đèn nào để không gian nhà luôn đủ ánh sáng nhưng không kém phần thanh lịch và sang trọng luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu khi trang trí nội thất cho căn nhà. Ngoài các loại đèn phổ biến như đèn chùm trang trí, đèn pha lê, đèn thủy tinh… thì đèn thả trần xuất hiện như một làn gió mới trong cuộc đua tranh đoạt ngôi vị “đèn trang trí nội thất đẹp nhất”. Vậy đèn thả trần là gì? Có mấy loại đèn thả trần? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

- 35%
Đèn thả đồng chao thủy tinh trang trí phòng khách D450mm AN-TD8117

Đèn thả đồng chao thủy tinh trang trí phòng khách D450mm AN-TD8117

8,132,000đ12,510,000 đ

Đèn thả trần là gì?

Đèn thả trần là loại đèn mà các các bộ phận phát sáng của nó (đèn led) được cố định bằng một hay nhiều sợi dây cáp và được thả từ trần nhà xuống. Đèn thả trần đang ngày một chiếm được sự yêu thích của khách hàng vì nó kết hợp được cả hai yếu tố: khả năng phát sáng tốt và góp phần làm hoàn thiện vẻ đẹp của không gian. Một điều khá ấn tượng ở loại đèn này là việc bóng đèn được treo lơ lửng bằng dây xích hoặc dây cáp mà không phải gắn cố định như các mẫu đèn chùm truyền thống. Thêm vào đó đèn thả có thể tùy ý điều chỉnh độ cao để phù hợp với không gian. Chính vì vậy, đèn led thả trần được nhiều người ưu tiên lựa chọn hơn so với các mẫu đèn khác trên thị trường.

Cấu tạo cơ bản của đèn thả trần

Một chiếc đèn thả trần sẽ gồm 5 bộ phận cơ bản sau:

Khung đèn

Có thể nói chiếc đèn led thả trần có ấn tượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu của nó và điều đầu tiên phải nhắc đến chính là khung đèn. Phần khung đèn hay còn gọi là vỏ đèn được làm bằng hợp kim nhôm có ánh vàng, bạc hoặc đen trắng. Vật liệu này không chỉ không bị gỉ sét, giảm màu sau thời gian dài sử dụng mà nó còn giúp ích khá nhiều trong quá trình tản nhiệt của đèn, giúp kéo dài tuổi thọ của chúng.

Tấm tản sáng

Nếu khung đèn là bộ phận bên ngoài đập vào mắt khách hàng đầu tiên thì tấm tản sáng là lớp vỏ giúp bảo vệ các linh kiện bên trong đèn. Tấm tản sáng được làm bằng tấm PMMA hoặc mica. Vật liệu này có khả năng truyền sáng lên đến 98%. Ngoài chức năng bảo vệ các linh kiện bên trong thì giống với các loại đèn âm trần, ốp trần hay panel, tấm tản sáng này đều mang nhiệm vụ khuếch đại ánh sáng tối đa đến các không gian cần được chiếu sáng trong phạm vi của nó.

Con chip led

Một bộ phận cũng khá quan trọng của đèn thả trần chính là chip led. Chip led cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng ánh sáng của đèn. Các chip led phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay, có thể nhắc đến như: Chip Cree, Chip Epistar, chip Philips……

Dây cáp điều chỉnh

Do được thả từ trên trần xuống nên hầu hết các loại dây cáp điều chỉnh phải được làm từ những vật dụng có chất lượng tốt để chịu được trọng lực của đèn. Vật liệu chủ yếu làm nên những sợi dây cáp thường là thép không gỉ rất chắc chắn và dễ dàng điều chỉnh độ dài của cáp.

Bộ nguồn

Đây là bộ phận giúp đèn hoạt động ổn định truông nguồn điện áp dân dụng. Bên cạnh đó, bộ nguồn này cũng hạn chế được các vấn đề về xung đột điện áp, đèn chớp nháy hay mờ để làm tăng tuổi thọ cho chúng.

Đèn thả trần có mấy loại?

Giống như hầu hết các loại đèn khác trên thị trường, đèn thả trần cũng sở hữu khá nhiều mẫu mã đa dạng nên khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Nếu muốn phân loại cụ thể đèn thả trần thì nhất định phải thông qua một số tiêu chí sau:

Phân loại đèn thả trần theo kích cỡ

Nếu dựa theo kích cỡ thì đèn thả trần có 2 kiểu phổ phiến nhất là:

  • Đèn thả thường: loại đèn này có kích vừa vặn không quá lớn, phù hợp với không gian trong phòng có trần dưới khoảng 3,5m. Mẫu đèn này thường được sử dụng nhiều để trang trí trong phòng khách, phòng ngủ hay phòng bếp.
  • Đèn thả thông tầng: loại đèn này được dùng nhiều để trang trí cho khu vực cầu thang. Do có kích thước lớn nên không chỉ mang đến ánh sáng cho khu vực quang nhà, nó còn thu hút mọi ánh nhìn, giúp mọi người có thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của nó cũng như tăng vẻ thẩm mỹ của không gian.

Phân loại đèn thả trần theo chất liệu

Mỗi chất liệu làm nên đèn thả trần đều mang màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Trên thị trường hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp một số loại đèn làm từ các chất liệu như:

  • Chất liệu đồng: Đây là loại chất liệu khá phổ biến, đồng có thể phù hợp với mọi thiết kế từ cổ điển đến hiện đại nên có thể kết hợp được với mọi không gian căn nhà.
  • Chất liệu thủy tinh: những bộ đèn thả trần được làm từ chất liệu thủy tinh sẽ tạo nên những bộ đèn lung linh và đầy màu sắc. Trước đây, thủy tinh được sử dụng trong đèn chùm như một loại chất liệu bình dân, ngày nay thủy tinh đa dạng hơn, được phát hiện như những mẫu thủy tinh màu hay thủy tinh mạ, chính vì thế nó được ứng dụng trong khá nhiều các loại đèn khác nhau, mang đến một nét độc đáo và ấn tượng riêng. Ngoài đồng và thủy tinh thì pha lê, đèn thả sắt hay đèn thả gỗ mỹ thuật cũng là những chất liệu làm nên đèn thả trần và phân loại chúng trên thị trường. Tùy vào kiến trúc căn nhà cũng như sở thích mà bạn có thể lựa chọn những mẫu mã phù hợp với mình nhất.

Phân loại đèn thả trần theo phong cách thiết kế

Đèn thả trần cũng được chia thành 3 loại: cổ điển, tân cổ điển và hiện đại. Mỗi phong cách thiết kế khác nhau sẽ phù hợp với một loại không gian khác nhau. Do đó khi lựa chọn đèn bạn cũng nên cân nhắc kỹ để tránh trường hợp đèn thả trần không hài hòa với kiến trúc căn nhà.

Ưu điểm của đèn thả trần

  • Đèn thả trần phù hợp với mọi không gian từ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và cầu thang.
  • Kích thước và thiết kế của đèn cũng khá dạng nên nó hài hòa với hầu hết mọi kiến trúc thiết kế của ngôi nhà.
  • Việc điều chỉnh được dây cáp linh động cũng là một trong những ưu điểm của loại đèn thả này. Nó giúp đảm bảo đèn không quá thấp hoặc không quá cao cũng như không ảnh hưởng đến quá trình chiếu sáng không gian.
  • Do là đèn led nên đèn thả vừa đảm bảo được hoàn hảo công năng chiếu sáng vừa đảm bảo tiết kiệm điện năng cho người dùng.

Nhược điểm của đèn thả trần

  • Mặc dù đèn thả trần khá đẹp và thẩm mỹ tuy nhiên đối với những không gian trần thấp thì đèn thả lại là một lựa chọn không quá khả thi. Đèn thả trần sẽ làm mang lại cảm giác không gian hẹp hơn và gây rối mắt người nhìn.
  • Đèn led thường đi kèm công suất lớn và sử dụng được lâu, tuy nhiên khi đã hết tuổi thọ việc thay linh kiện sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho người sử dụng.

Ứng dụng đèn thả trần trong trang trí nội thất

Với ưu điểm không kén không gian nên đèn thả trần được ứng dụng rộng rãi trong khâu thiết kế trang trí nội thất.

  • Nếu treo đèn tại phòng khách, đèn thả trần sẽ đáp ứng được công năng tối đa chiếu sáng khắp căn phòng cũng như tăng tính thẩm mỹ tại không gian đó. Nếu biết kết hợp giữa các đồ dùng nội thất trong phòng và đèn thả nó sẽ làm bật lên sự sang trọng của ngôi nhà cũng như độ hài hòa hoàn hảo trong thiết kế.
  • Nếu treo đèn thả trong phòng ngủ, bạn nên chọn loại ánh sáng dịu nhẹ, điều này làm không gian phòng thêm ấm áp giúp bạn có thể xả stress giảm mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp đặt đèn thả trong các không gian khác như phòng bếp hay cầu thang. Như đã nói ở trên đèn thả trang trí không kén chọn không gian. Từng không gian khác nhau sẽ mang đến một nét đẹp khác nhau. Do đó, bạn có thể tùy ý lựa chọn phong cách thiết kế theo sở thích và cá tính của mình.